Những sự thật thú vị về đất nước Thổ Nhĩ Kỳ mà có thể bạn chưa biết

8
1533
Những sự thật thú vị về đất nước Thổ Nhĩ Kỳ mà có thể bạn chưa biết

Với lịch sử lâu đời và phong phú, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi các nền văn minh và đế chế, cũng như các sắc tộc và tôn giáo khác nhau để lại dấu ấn ở đây. Từ những di tích từ thời cổ đại cho tới tuyến đường sắt lâu đời thứ hai trên thế giới, có rất nhiều điều bạn chưa biết về vùng đất này.

Leonardo da Vinci suýt nữa đã trở thành người thiết kế Cầu Galata

Giữa năm 1502 và 1503, Sultan Beyazid II đã mời Leonardo da Vinci thiết kế một cây cầu bắc qua Golden Horn. Tuân theo ba nguyên tắc hình học của hình cánh cung, đường cong parabol và vòm hình then hoa, thiết kế của da Vinci sẽ là cây cầu dài nhất thế giới vào thời điểm đó, nhưng quốc vương đã không chấp thuận nó.

Cầu Galata
Cầu Galata | © Bjørn Christian Tørrissen/Wikimedia Commons

Thổ Nhĩ Kỳ không có loài lạc đà bản địa nào, nhưng vẫn tổ chức một lễ hội đấu lạc đà hàng năm

Hàng năm, Lễ hội đấu vật lạc đà Selçuk Efes sẽ diễn ra ở bờ biển phía nam Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ, nó được thành lập bởi các bộ lạc Turkic hơn 2.000 năm trước. Những con lạc đà chiến đấu, được trang trí bằng thảm trang trí, chuông và yên ngựa, thường đến từ Iran và Afghanistan.

lễ hội  đấu lạc đà Mughal | © Yozer1 / Wikimedia Commons
lễ hội  đấu lạc đà Mughal | © Yozer1 / Wikimedia Commons

Ông già Noel sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ông già Noel, hay chính xác hơn là Thánh Nicolas, một vị thánh Thiên chúa giáo và là Giám mục Hy Lạp của Myra, sinh ra ở Patara, Lycia hay nơi mà ngày nay được gọi là Demre ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, nơi an nghỉ cuối cùng của Đức Trinh Nữ Maria được cho là ở đâu đó gần Ephesus.

Ông già Noel sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ông già Noel sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ

Một trong những bãi biển làm tổ chính của rùa biển Địa Trung Hải là ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nằm gần điểm nóng du lịch vào mùa hè Fethiye, bãi biển Iztuzu là một trong những nơi sinh sản quan trọng nhất của loài rùa biển. Hàng năm, những con rùa có nguy cơ tuyệt chủng đến từ tháng 5 đến tháng 10 để đẻ trứng trên bờ biển được bảo vệ.

Bờ biển IztuzuBờ biển Iztuzu | © Maria Jonker/Wikimedia Commons

Tünel là tuyến đường sắt ngầm lâu đời thứ hai trên thế giới

Vào ngày 17 tháng 1 năm 1875, đường sắt leo núi ngầm Tünel bắt đầu hoạt động, đây trở thành tuyến đường sắt ngầm thứ hai trên thế giới sau Tàu điện ngầm London. Tünel tiếp tục chạy giữa Beyoğlu và Karaköy và là một trong những tuyến đường sắt lâu đời nhất còn tồn tại ở lục địa châu Âu.

Tünel là tuyến đường sắt ngầm lâu đời thứ hai trên thế giới
Tünel là tuyến đường sắt ngầm lâu đời thứ hai trên thế giới | © Michel Huhardeaux/Wikimedia Commons

Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa hoa tulip ra thế giới

Mặc dù không ai biết hoa tulip có nguồn gốc từ đâu, nhưng chắc chắn rằng người Ottoman đã yêu loài hoa này và giúp nó trở nên phổ biến khắp châu Âu. Câu chuyện kể rằng một đại sứ Flemish, người đã đến thăm Süleyman the Magnificent, đã giới thiệu loài hoa này đến Hà Lan vào thế kỷ 16.

hoa tulip bên nở trước nhà thờ Hồi giáo xanhhoa tulip bên nở trước nhà thờ Hồi giáo xanh | © Daxis / Flickr

Thổ Nhĩ Kỳ là nước sản xuất hạt phỉ lớn nhất

Thổ Nhĩ Kỳ có thể được biết đến với những sản phẩm kinh điển như Turkish Delight hay Turkish Coffee, nhưng quốc gia này còn là sản xuất hạt phỉ lớn nhất thế giới. Hạt phỉ của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khoảng 72,9% nguồn cung của thế giới, và khu vực Biển Đen phía Đông của nước này sản xuất khoảng 60% số đó.

Thổ Nhĩ Kỳ là nước sản xuất hạt phỉ lớn nhất
Thổ Nhĩ Kỳ là nước sản xuất hạt phỉ lớn nhất (Hazelnuts)| © Fir0002/Wikimedia Commons

Nông nghiệp bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hơn 11.000 năm trước, cư dân của Çatalhöyük, một khu định cư thời đồ đá mới và thời kỳ đồ đá cũ lớn ở miền trung nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã tiêu thụ các loại cây trồng như lúa mì và lúa mạch, được các nhà sử học coi là ví dụ sớm nhất về nông nghiệp.

Di tích khảo cổ Çatalhöyük
Di tích khảo cổ Çatalhöyük | © Verity Cridland / Wikimedia Common

Một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Cơ đốc giáo là ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoài thực tế là nhiều điểm tham quan chính của Kitô giáo nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ (chẳng hạn như nhà thờ Hagia Sophia), một trong những nhà thờ lâu đời nhất của tôn giáo này nằm ở Antakya ngày nay. Một hang động ở Antioch, được cho là do chính Sứ đồ Phi-e-rơ đào với tư cách là nhà thờ Cơ đốc đầu tiên, sau đó đã được quân Thập tự chinh trang trí mặt tiền bằng đá tuyệt đẹp và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Nhà thờ Antioch Nhà thờ Antioch | © Volkan Hatem / Wikimedia Commons

Một ngôi đền từ thời săn bắn hái lượm có thể được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ

Trước những năm 1990, mọi người vẫn tin năng việc xây dựng chưa thực sự phát triển cho tới khi con người bắt đầu phát triển nông nghiệp và bắt đầu xây dựng các khu định cư. Tuy nhiên, khi các nhà khảo cổ phát hiện ra di chỉ Göbekli Tepe ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, giả thuyết này đã bị bác bỏ vì những tàn tích, bao gồm cả những tảng cự thạch lâu đời nhất thế giới, được xây dựng khoảng 2.000 năm trước cuộc cách mạng nông nghiệp diễn ra.

Di tích khảo cổ Gobekli TepeDi tích khảo cổ Gobekli Tepe | © Teomancimit / Wikimedia Commons
Share để lưu lại bài này

Một vài bài hay khác