Sơ lược về lịch sử của Khải Hoàn Môn Paris (Paris 'Arc de Triomphe)

29
2405
Khải Hoàn Môn Paris, ngày 14 tháng 7 năm 2011 © bNjphoto / Wikimedia Commons
Khải Hoàn Môn Paris, ngày 14 tháng 7 năm 2011 © bNjphoto / Wikimedia Commons

Nằm ở cuối phía tây của Champs-Élysées, Khải Hoàn Môn là vòm khải hoàn lớn nhất thế giới, gấp đôi kích thước của Arch of Constantine ở Rome, một Khải Hoàn tương tự như vậy. Được xây dựng theo lệnh của Napoleon I và được thiết kế bởi Jean-François-Thérèse Chalgrin, tượng đài tạo thành một phần của lịch sử Axe của Paris, kéo dài từ sân của Louvre đến Grande Arche tại La Défense.

Sau chiến thắng tại Austerlitz năm 1805, đỉnh cao của cuộc chinh phạt châu Âu của Grande Armée, Napoleon đã nói với các binh sĩ của mình: 'Các bạn sẽ trở về nhà qua cánh cổng chiến thắng.' Đúng như lời ông, Napoleon đã giao nhiệm vụ cho Chalgrin tìm kiếm địa điểm phù hợp nhất cho để xây dựng di tích cổng vòm nổi tiếng này vào tháng 3 năm 1806. Vị trí của Place de l'Étoile đã được thống nhất vào ngày 9 tháng 5 và viên đá đầu tiên được đặt đúng ngày sinh nhật lần thứ 37 của Napoleon, tức ngày 15 tháng 8 năm đó.

Bên dưới của Khải Hoàn Môn

Bên dưới của Khải Hoàn Môn│© Chris Parker / Flickr

Khi Chalgrin qua đời vào tháng 1 năm 1811, học trò cũ của ông Louis-Robert Goust đã đảm nhận vị trí kiến ​​trúc sư trưởng. Tuy nhiên, toàn bộ dự án đã bị đình hoãn sau sự thoái vị của Napoleon vào tháng 4 năm 1814.

Mãi đến năm 1833 và sự quản lý của Louis-Philippe I và kiến ​​trúc sư của ông Guillaume-Abel Blouet thì việc xây dựng công trình này mới hoàn thành. Khải Hoàn Môn, cao 49,5 mét, dài 45 mét và rộng 22 mét, đã hoàn thành với chi phí 9,3 triệu Franc và khánh thành vào ngày 29/7/1836.

Chính trong ba năm xây dựng cuối cùng, các bức tượng điêu khắc bắt đầu được tạc. Bốn trụ cột đều được trang trí bằng một bức phù điêu: Kháng chiến năm 1814 và Hòa bình năm 1815 của Antoine Etex, Chiến thắng của Napoleon năm 1810 bởi Jean-Pierre Cortot, và pièce de résistance, The Departure of the Volunteer năm 1792 (còn gọi là La Marseillaise) bởi François Rude.

2 tác phẩm điêu khắc La Résistance de 1814 và La Paix de 1815

La Résistance de 1814 và La Paix de 1815 © Alvesgaspar / Wikimedia Commons

Hai tác phẩm điêu khắc Le Triomphe de 1810 và Le Départ de 1792 của François Rude

Hai tác phẩm điêu khắc Le Triomphe de 1810 và Le Départ de 1792 của François Rude │ Alvesgaspar / Wikimedia Commons

Tên của 128 trận chiến đấu trong Cộng hòa Pháp và Đế chế Napoleon đầu tiên, cũng như tên của 558 tướng được ghi trên các bức tường trắng bên dưới Khải Hoàn Môn. Những cái tên có gạch chân là những người đàn ông đã chết trên chiến trường.

Khái niệm về ngôi mộ của người lính vô danh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1916 trong khi Đại chiến vẫn đang diễn ra. Một năm và một ngày sau khi nó kết thúc, nó đã được công nhận chính thức và Pantheon đã được chọn cho vị trí của nó. Tuy nhiên, vào năm 1920, nhờ một chiến dịch viết thư quy mô lớn, Khải Hoàn Môn được xác định là một địa điểm thích hợp hơn. Vào ngày 28 tháng 1 năm 1921, hài cốt của người lính giấu tên được đặt để yên nghỉ tại nơi đây.

Ngọn lửa vĩnh cửu tại Khải Hoàn Môn

Ngọn lửa vĩnh cửu tại Khải Hoàn Môn © gaddude / Wikimedia Commons

Hai năm sau, ý tưởng về Ngọn lửa tưởng niệm đã được lên tiếng và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ và tán thành. Edgar Brandt, một thợ rèn sắt đã được chọn để thực hiện thiết kế của kiến ​​trúc sư Henri Favier. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1923, ngọn lửa được thắp sáng lần đầu tiên.

Ngọn lửa vĩnh cửu được thắp lại mỗi đêm lúc 6:30 chiều và chưa bao giờ bị tắt.

Share để lưu lại bài này

Một vài bài hay khác